Giác mạc là bộ phận quan trọng, giúp mắt có thể nhìn rõ các hình ảnh xung quanh. Vì một lý do nào đó mà giác mạc bị tổn thương, nhiễm trùng sẽ khiến các lớp sâu hơn của giác mạc bị ảnh hưởng. Khi những tổn thương này không thể phục hồi, sẽ hình thành nên các vết sẹo ở giác mạc. Vậy sẹo giác mạc có hết không? Chữa bằng cách nào? Cùng Đại Lý IZUMIO Việt Nam tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Sẹo giác mạc là gì?
Giác mạc là một lớp màng ngoài cùng của mắt, chiếm 1/5 mặt trước của lớp vỏ ngoài cùng nhãn cầu. Giác mạc có tác dụng bảo vệ mắt khỏi các dị vật, đồng thời kiểm soát ánh sáng đi vào mắt, giúp tập trung tầm nhìn.
Bình thường, giác mạc có khả năng đàn hồi và có thể tự lành sau những vết trầy xước nhỏ trên lớp biểu mô. Tuy nhiên, đối với những tổn thương nghiêm trọng (ảnh hưởng đến cả lớp Bowman và lớp đệm) thì có thể dẫn đến sẹo giác mạc. Sẹo giác mạc gây ra nhiều vấn đề về thị lực, thậm chí có nguy cơ bị mù lòa.
Nhận biết dấu hiệu sẹo giác mạc
Nếu có một trong số các dấu hiệu sau thì khả năng bạn bị sẹo giác mạc rất cao:
- Mất hoặc giảm thị lực đột ngột.
- Luôn có cảm giác đau, cộm trong mắt.
- Mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt quá nhiều.
- Giác mạc đục, mờ, không trong suốt.
- Mí mắt bị sưng, tầm nhìn bị ảnh hưởng.
Sẹo giác mạc nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân gây sẹo giác mạc có thể là do ảnh hưởng bởi những tổn thương, chấn thương, nhiễm trùng hoặc các bệnh lý về mắt khác. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra sẹo giác mạc.
Chấn thương giác mạc
Sử dụng kính áp tròng không đúng cách, bị dị vật rơi vào mắt, dụi mắt quá mạnh, tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá hoặc hóa chất độc hại, tia hàn điện,… khiến giác mạc bị chấn thương, rách và hình thành sẹo.
Viêm loét giác mạc
Mắt bị viêm nhiễm do các tác nhân như nấm, vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến tình trạng viêm loét trở nặng, ăn sâu vào lớp Bowman’s và lớp mô đệm sẽ có nguy cơ hình thành sẹo giác mạc rất cao.
Loạn dưỡng giác mạc:
Loạn dưỡng giác mạc phần lớn xảy ra do di truyền, tình trạng này dẫn đến sự phát triển bất thường trên lớp biểu mô (lớp ngoài cùng của mắt), tạo nên mô sẹo. Các mô sẹo này làm giác mạc bị đục và dẫn đến sai lệch tầm nhìn.
Ảnh hưởng từ các bệnh lý khác:
Sẹo giác mạc cũng có thể gặp phải khi cơ thể bạn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe như: hội chứng mống mắt, mộng thịt, nội mô giác mạc hay hội chứng Stevens-Johnson (chính là phản ứng dị ứng, thường dị ứng với thuốc).
Sẹo giác mạc có hết không? Có chữa được không?
Sẹo giác mạc có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bạn cần phát hiện bệnh từ sớm và điều trị kịp thời, đúng phương pháp. Việc chậm trễ trong điều trị thì ảnh hưởng của sẹo càng lớn và càng nặng nề.
Hiện nay, sẹo giác mạc có thể được điều trị theo các phương pháp khác nhau, tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Bao gồm:
Sử dụng kính:
Đây là phương pháp dùng để điều chỉnh thị lực tạp thời, bạn có thể chọn kính áp tròng hoặc kính có cọng để sử dụng.
Điều trị bằng laser:
Phương pháp này giúp loại bỏ các vết sẹo nông một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng. Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật cắt lớp sừng nhờ quang trị liệu mà không làm tổn thương cho mắt.
Phẫu thuật ghép giác mạc để điều trị sẹo giác mạc:
Được áp dụng cho các đối tượng bị vết sẹo sâu. Người bệnh sẽ được cấy ghép một phần hoặc toàn bộ giác mạc. Với phương pháp này, giác mạc hư hỏng sẽ được loại bỏ hoàn toàn và thay thế bằng giác mạc của người hiến tạng.
Cách phòng ngừa sẹo giác mạc hiệu quả
Có thể nói, việc điều trị sẹo giác mạc tương đối khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bạn có thể thực hiện các biện pháp đơn giản dưới đây để phòng ngừa bệnh và có một đôi mắt khỏe mạnh:
- Khi có dấu hiệu bị các bệnh lý về mắt, nhất là viêm loét giác mạc thì cần tiến hành thăm khám và điều trị sớm để hạn chế nguy cơ bệnh tiến triển thành sẹo giác mạc.
- Nếu môi trường làm việc có nhiều bụi mịn như bụi kim loại, bụi gỗ,… thì nên sử dụng các loại kính bảo hộ phù hợp.
- Nếu bị cận thì nên hạn chế sử dụng kính áp tròng, khi sử dụng phải vệ sinh tay thật sạch và phải sử dụng kính có chất lượng tốt.
- Bổ sung vitamin A dạng uống kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin A trong các bữa ăn hàng ngày.
- Khi bị dị vật rơi vào mắt không nên dụi mắt, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được xử lý đúng cách.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên của Đại Lý IZUMIO Việt Nam đã giúp các bạn hiểu rõ sẹo giác mạc có hết không. Đồng thời có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả để giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh nhé!
Thoái hóa đốt sống cổ, viêm xoang, huyết áp không lo khi có IZUMIO và Mirto+
Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ, là [...]
Th9
IZUMIO và Super Lutein hỗ trợ điều trị ung thư phổi
Bạn có biết ung thư phổi thường là ung thư di căn từ các dạng [...]
Th9
IZUMIO và Mirto+ hỗ trợ điều trị ung thư vú
Ung thư hay còn được gọi là bệnh K, là các tế bào bình thường [...]
Th9
Lành bệnh đại tràng sau 37 năm nhờ IZUMIO và Super Lutein
Bệnh tật là một gánh nặng vô hình, chúng trực tiếp ảnh hưởng đến sức [...]
Th9
IZUMIO làm giảm u gan 11mm viêm màng não loét dạ dày
IZUMIO được biết nhờ khả năng giúp chống oxi hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó [...]
Th9
Phụ nữ mang thai có uống được IZUMIO?
Nước giàu Hydro IZUMIO được rất nhiều người sử dụng hiện nay cho việc tăng [...]
Th9