Tăng huyết áp là vấn đề sức khỏe thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu hết về bệnh lý này. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng của tăng huyết áp, các bạn hãy tham khảo bài viết chi tiết dưới đây nhé!
Mục lục
Huyết áp là gì?
Mạch máu trong cơ thể chúng ta được chia thành động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Trong đó:
- Động mạch và các tiểu động mạch giúp đưa máu giàu oxi từ tim đến các mô.
- Tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch đem máu có nhiều CO2 từ mô trở về tim.
- Mao mạch là hệ thống cầu nối giữa tiểu động mạch và tiểu tĩnh mạch, là nơi trao đổi chất giữa máu và mô.
Tim ta có 4 ngăn, trong đó có 2 tâm nhĩ (trái, phải) và 2 tâm thất (trái, phải). Ta có 2 chu kỳ cần lưu ý:
- Khi tâm thất trái bóp vào thì máu sẽ được bơm đi khắp cơ thể bằng động mạch, ta gọi đây là kỳ tâm thu. Chính vì vậy mà tâm thất trái sẽ dày và khỏe hơn tâm thất phải rất nhiều.
- Khi tâm thất trái mở ra để tâm nhĩ trái bơm máu xuống để chuẩn bị bóp lần tiếp theo, ta gọi đây là kỳ tâm trương.
Như vậy, huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi xảy ra 2 chu trình trên. Có 2 chỉ số thường được quan tâm khi đo huyết áp đó là: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó:
- Huyết áp tâm thu là áp lực cao nhất của máu trên thành động mạch suốt kì tâm thu, thể hiện sức bơm máu của tim.
- Huyết áp tâm trương là áp lực cao nhất của máu trên thành động mạch thời kì tâm trương, thể hiện sức cản của các mạch máu.
Ngoài ra, cần quan tâm đến thông số áp lực mạch, chính bằng huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương. Áp lực mạch có ý nghĩa là yếu tố tiên lượng nguy cơ tim mạch, đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân trên 60 tuổi, vì ở người lớn tuổi, huyết áp tâm trương có xu hướng trở về bình thường.
Để dễ hình dung hơn, Đại Lý IZUMIO Việt Nam sẽ đưa ra ví dụ để bạn dễ hiểu hơn. Khi bác sĩ ghi huyết áp 160/110 mmHg có nghĩa là huyết áp tâm thu 160mmHg, huyết áp tâm trương 110 mmHg, áp lực mạch là 50 mmHg.
Tăng huyết áp là gì?
Tăng huyết áp là bệnh lý đa cơ chế, là bệnh lý mãn tính trong đó huyết áp động mạch tăng cao hơn mức bình thường (<140/90 mmHg).
Phân loại tăng huyết áp theo hiệp hội Tim mạch châu Âu ESC 2018:
- Huyết áp bình thường <129/84 mmHg
- Tiền tăng huyết áp khi >130/85 và nhỏ hơn 140/90 mmHg
- Tăng huyết áp khi huyết áp trên 140/90mmHg
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc khi huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg.
Nguyên nhân tăng huyết áp
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, những yếu tố thường gặp có thể kể đến như:
- Tuổi: số tuổi càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp càng tăng lên
- Chủng tộc: người da đen phổ biến hơn người da trắng
- Tiền sử gia đình
- Thừa cân, béo phì
- Thường xuyên ít vận động: ngoài tăng nguy cơ tăng huyết áp còn tăng khả năng béo phì và tăng nhịp tim
- Hút thuốc lá
- Chế độ ăn nhiều muối, đồ mặn
- Chế độ ăn ít Kali
- Uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn
- Căng thẳng, lối sống stress
- Mắc các bệnh mãn tính khác như bệnh thận, đái tháo đường, chứng ngưng thở lúc ngủ
Ngoài ra, mang thai cũng góp phần tăng huyết áp. Mặc dù tăng huyết áp phổ biến ở người lớn, tuy nhiên trẻ em vẫn có nguy cơ mắc tăng huyết áp. Nhiều trẻ em mắc tăng huyết áp do thận haowjc tim, hoặc trong quá trình lớn lên có lối sống không lành mạnh, ít vận động.
Triệu chứng của tăng huyết áp
Trong đa số trường hợp, tăng huyết áp không biểu hiện bất kì triệu chứng nào và người bệnh thường không biết họ bị tăng huyết áp. Chính vì điều này, tăng huyết áp được ví von là kẻ giết người thầm lặng. Triệu chứng gián tiếp thường gặp như:
- Chóng mặt
- Xuất huyết võng mạc
- Mặt thường xuyên bị đỏ
Triệu chứng cơn tăng huyết áp:
- Đau đầu dữ dội
- Khó thở
- Bồn chồn lo lắng
- Chảy máu mũi
Cơn tăng huyết áp
Cơn tăng huyết áp thường chia thành 2 loại: cơn tăng huyết áp khẩn cấp và tăng huyết áp cấp cứu. Trong tình trạng tăng huyết áp khẩn cấp, huyết áp của bạn rất cao, nhưng bác sĩ không nghi ngờ bạn có bất kỳ tổn thương nào đối với các cơ quan của mình.
Trong trường hợp tăng huyết áp cấp cứu, huyết áp của bạn rất cao và đã gây ra tổn thương cho các cơ quan của bạn. Tăng huyết áp cấp cứu có thể liên quan đến các biến chứng đe dọa tính mạng.
Kết
Tăng huyết áp là tên gọi khác của bệnh cao huyết áp. Nó có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng và tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, và đôi khi tử vong. Huyết áp là lực mà máu của một người tác động lên thành mạch máu của họ. Áp lực này phụ thuộc vào sức cản của mạch máu và mức độ căng thẳng của tim. Tăng huyết áp là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch, bao gồm đột quỵ, đau tim, suy tim và chứng phình động mạch. Giữ huyết áp trong tầm kiểm soát là điều quan trọng để giữ gìn sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các tình trạng nguy hiểm này. Điều trị và thay đổi lối sống có thể giúp kiểm soát huyết áp cao của bạn để giảm nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng.
Thoái hóa đốt sống cổ, viêm xoang, huyết áp không lo khi có IZUMIO và Mirto+
Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ, là [...]
Th9
IZUMIO và Super Lutein hỗ trợ điều trị ung thư phổi
Bạn có biết ung thư phổi thường là ung thư di căn từ các dạng [...]
Th9
IZUMIO và Mirto+ hỗ trợ điều trị ung thư vú
Ung thư hay còn được gọi là bệnh K, là các tế bào bình thường [...]
Th9
Lành bệnh đại tràng sau 37 năm nhờ IZUMIO và Super Lutein
Bệnh tật là một gánh nặng vô hình, chúng trực tiếp ảnh hưởng đến sức [...]
Th9
IZUMIO làm giảm u gan 11mm viêm màng não loét dạ dày
IZUMIO được biết nhờ khả năng giúp chống oxi hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó [...]
Th9
Phụ nữ mang thai có uống được IZUMIO?
Nước giàu Hydro IZUMIO được rất nhiều người sử dụng hiện nay cho việc tăng [...]
Th9