Viêm màng não là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách có thể gây nhiễm trùng máu, thậm chí là gây tổn thương não vĩnh viễn. Việc tìm hiểu và nắm được thông tin về triệu chứng viêm màng não sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc thăm khám và chữa trị bệnh. Hãy cùng Đại Lý IZUMIO Việt Nam tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Bệnh viêm màng não là gì?
Mãng não có cấu tạo gồm 3 lớp, bao gồm màng cứng, màng nhẹ và màng mềm (theo thứ tự từ ngoài và trong). Các lớp màng này bao bọc xung quanh não bộ và tủy sống, chức năng chính là giúp bảo vệ hệ thần kinh trung ương.
Khi màng não bị các tác nhân như vi khuẩn, virus tấn công sẽ gây ra tình trạng viêm màng não. Virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua mũi hoặc miệng rồi tấn công lên não.
Mặc dù viêm màng não do vi khuẩn gây ra ít gặp hơn nhưng lại nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh có thể đối mặt với nguy cơ bị mất thính giác, đột quỵ, tổn thương não và tác động đến các cơ quan khác. Viêm màng não do phế cầu và mô cầu là những tình trạng phổ biến nhất do vi khuẩn gây ra.
Nguyên nhân gây bệnh viêm màng não
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não, có thể do nấm, vi khuẩn, virus,… Có ít nhất 14 loại vi khuẩn gây ra viêm màng não. Hiện nay tại Việt Nam, loại vi khuẩn hay gặp ở trẻ em là Hemophilus influenzae type B (Hib), phế cầu và não mô cầu. Ở người trưởng thành, ta thường gặp liên cầu (đặc biệt là Streptococcus suis), phế cầu và não mô cầu. Ngoài ra, cần chú ý căn nguyên Listeria monocytogenes có thể gặp ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai và người già.
Một số nguyên nhân gây viêm màng nào thường gặp:
Do virus HPV hoặc Arbovirus
Theo số liệu thống kê, có đến 70% các trường hợp mắc bệnh viêm não được xác định là do virus. Có nhiều loại virus có thể gây viêm màng não, trong đó phổ biến là do virus Herpes simplex và Arbovirus (tên của một nhóm các virus có thể lây truyền qua các động vật chân đốt). Ngoài ra còn có virus quai bị và các loại vi rút thông thường khác.
Một người có thể bị nhiễm virus qua các phương thức lây truyền như hít phải virus từ người khác khi người bệnh ho, hắt hơi; ăn phải thực phẩm bị ô nhiễm, sống hay tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh, bị côn trùng nhiễm bệnh cắn,… Riêng Arbovirus có thể lây truyền qua vết đốt/cắn của muỗi, bét hoặc các côn trùng khác.
Do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae và Neisseria meningitidis
Có nhiều loại vi khuẩn khác nhau có thể gây viêm màng não, trong đó phổ biến nhất là do khuẩn Streptococcus pneumoniae và khuẩn Neisseria meningitidis. Đây là một trong những dạng có mức độ nguy hiểm nhất của bệnh viêm màng não, bởi bệnh có tiến triển rất nhanh với tỷ lệ tử vong lên đến 50%.
Do khuẩn Haemophilus influenzae type B (HIb)
Vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (HIb), thường được tìm thấy trong mũi và họng của người bệnh. Vi khuẩn HI có khả năng lây truyền từ người này qua người khác thông qua hắt hơi, ho và tuyến nước bọt.
Do mô cầu
Đây là nguyên nhân của bệnh viêm màng não mô cầu, do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây ra. Bệnh lây do tiếp xúc với vật dụng cá nhân hay tiếp xúc với bàn tay của người đã bị nhiễm bệnh. Nếu chữa trị chậm trễ sẽ để lại những di chứng thần kinh, thậm chí là gây tử vong.
Do phế cầu
Chủ yếu do vi khuẩn phế cầu Streptococcus pneumoniae gây nên. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao có thể kể đến như viêm xoang, đái tháo đường, viêm tai giữa, nghiện rượu,…
Do nhiễm nấm
Khi hít phải các bào tử nấm có trong đất, gỗ mục nát và phân chim,… bạn sẽ có nguy cơ nhiễm nấm và bị viêm màng não. Những người có hệ miễn dịch yếu thì mới dễ bị viêm màng nào do nấm gây ra. Dạng viêm này không lây lan nhưng lại rất nguy hiểm vì nó có thể tái phát và gây viêm mạn tính.
Viêm màng não do ký sinh trùng
Ký sinh trùng có thể gây ra một loại viêm màng não hiếm gặp gọi là viêm màng não tăng bạch cầu ái toan. Viêm màng não do ký sinh trùng có thể do nhiễm sán dây trong não (sán dây) hoặc sốt rét thể não.
Còn viêm màng não do amip là một loại bệnh hiếm gặp, đôi khi nguyên nhân là do bạn tắm tại các sông hồ nước ngọt và có thể nhanh chóng bị tử vong. Các ký sinh trùng chính này cũng thường lây nhiễm qua cho động vật.
Mọi người cũng thường bị nhiễm bệnh khi ăn thực phẩm bị nhiễm các loại ký sinh trùng này. Vì thế phải tuyệt đối giữ gìn vệ sinh chân tay và ăn chín uống sôi. Ngoài ra ký sinh trùng mà gây viêm mang não không lây lan giữa người với người.
Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác cũng gây viêm màng não như: dị ứng thuốc, nhiễm độc hóa học, bị một số loại ung thư nhất định, bị sởi, bị quai bị và các bệnh viêm nhiễm như bệnh sarcoidosis.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm màng não bao gồm:
Không tiêm chủng đầy đủ
Rủi ro bị viêm màng não tăng lên đối với bất kỳ ai chưa hoàn thành các mũi tiêm chủng được khuyến nghị từ khi còn nhỏ.
Tuổi dưới 20
Viêm màng não do virus hầu như xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Viêm màng não do vi khuẩn thường gặp ở những người dưới 20 tuổi. Ngoài ra trẻ em và người già sẽ thường gặp các biến chứng nặng hơn khi bị bệnh này.
Sống trong môi trường tập thể
Sinh viên đại học sống trong ký túc xá, nhân viên trong các căn cứ quân sự, và trẻ em ở các trường nội trú sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mô cầu cao hơn. Nguyên nhân có thể là do vi khuẩn này lây lan qua đường hô hấp, và lây lan nhanh chóng theo nhóm lớn.
Ngoài ra môi trường tập thể thường sẽ kém vệ sinh hơn do ý thức giữ gìn vệ sinh chung kém. Dẫn đến tăng nguy cơ nhiễm các bệnh do vi khuẩn, vi rút.
Mang thai
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao nhiễm một “họ” vi khuẩn tên Listeria, gây ra bệnh listeriosis. Vi khuẩn này có thể gây viêm màng não, có thể lây truyền qua thai nhi dẫn đến nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh non.
Hệ thống miễn dịch bị suy giảm
AIDS, nghiện rượu, tiểu đường, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của bạn cũng khiến bạn dễ bị viêm màng não. Cắt bỏ lá lách cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và bất kỳ ai không có lá lách nên đi tiêm phòng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.
Thời tiết nóng ẩm
Các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là vào mùa hè là lúc muỗi, côn trùng phát triển, tạo điều kiện cho các Arbovirus có thể lây lan qua các vector truyền bệnh.
Vào mùa ấm, chim chóc cũng sinh sản và phát triển, cây gỗ khô mục nát,… cũng tạo điều kiện để lan truyền bệnh.
Cách phòng bệnh viêm màng não
Lối sống sinh hoạt khoa học là cách tốt nhất giúp bạn có thể phòng tránh bệnh hoặc giảm thiểu nguy cơ bệnh tiến triển nặng. Dưới đây là một vài lưu ý mà bạn nên biết:
- Rửa tay bằng xà bông sạch sẽ và đúng cách trước và sau khi đi vệ sinh.
- Ăn chín, uống sôi, hạn chế ăn đồ ăn sống hay phomai mềm làm từ sữa chưa tiệt trùng.
- Tiêm vaccin ngừa viêm màng não cho trẻ.
- Duy trì luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
- Hạn chế tối đa việc uống bia, rượu, thuốc lá, …
- Không nên tiếp xúc trực tiếp với người bị viêm màng não.
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đi thăm khám và điều trị ngay.
Hy vọng qua những thông tin chia sẻ của Đại Lý IZUMIO Việt Nam trong bài viết trên đã giúp các bạn có thêm kiến thức về bệnh viêm màng não, đặc biệt là có thể nhận biết sớm các triệu chứng viêm màng não để tiến hành thăm khám, điều trị. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Xem thêm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm màng não.
Thoái hóa đốt sống cổ, viêm xoang, huyết áp không lo khi có IZUMIO và Mirto+
Thoái hóa đốt sống cổ hay còn gọi là thoái hóa cột sống cổ, là [...]
Th9
IZUMIO và Super Lutein hỗ trợ điều trị ung thư phổi
Bạn có biết ung thư phổi thường là ung thư di căn từ các dạng [...]
Th9
IZUMIO và Mirto+ hỗ trợ điều trị ung thư vú
Ung thư hay còn được gọi là bệnh K, là các tế bào bình thường [...]
Th9
Lành bệnh đại tràng sau 37 năm nhờ IZUMIO và Super Lutein
Bệnh tật là một gánh nặng vô hình, chúng trực tiếp ảnh hưởng đến sức [...]
Th9
IZUMIO làm giảm u gan 11mm viêm màng não loét dạ dày
IZUMIO được biết nhờ khả năng giúp chống oxi hóa mạnh mẽ. Bên cạnh đó [...]
Th9
Phụ nữ mang thai có uống được IZUMIO?
Nước giàu Hydro IZUMIO được rất nhiều người sử dụng hiện nay cho việc tăng [...]
Th9